Đoàn luật sư Khánh Hòa
  • Facebook
  • Intagram
  • Youtube
  • Twitter
  • Hotline

HỘI THẢO VỀ HOÀN THIỆN LUẬT LUẬT SƯ

Hội thảo“Đánh giá thực tiễn thực hiện Luật Luật sư và đề xuất hoàn  thiện pháp luật về Luật sư “.

Chiều 5/12/2023,  tại TP Đà Lạt, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực tiễn  thực hiện Luật Luật sư  đề xuất  hoàn thiện pháp luật về  Luật sư ”.Bà Đặng Kim Hoa -Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo  có các  đại  biểu  đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng của  tỉnh Lâm Đồng,đại diện các Đoàn luật sư (Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Phước,  Vũng Tàu, Khánh Hòa ) và  đại diện Tổ chức hành nghề luật sư  trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Sau hơn 17 năm thực hiện Luật Luật sư 2006 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 và được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Luật sư số 20/2012/QH13 ngày 20/11/2012 của Quốc hội, đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn phát triển nghề luật sư. Do đó, cuối năm  2022, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả nghiên cứu, rà soát Luật Luật sư ,qua đó đánh giá hiệu quả triển khai các quy định của Luật Luật sư; rà soát các nội dung bất cập, hạn chế, mâu thuẫn, chồng chéo, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện và nguyên nhân, đề xuất giải pháp cụ thể về việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới Luật Luật sư thay thế Luật Luật sư năm 2006. 

 

Trên cơ sở nghiên cứu, rà soát  Luật Luật sư ,Cục Bổ trợ tư pháp đã đề xuất việc xây dựng Luật Luật sư, dự kiến tập trung vào các  chính  sách   như  Xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp.  Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn, điều kiện trở thành luật sư theo hướng quy định rõ những trường hợp không đủ tiêu chuẩn “tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”, “có phẩm chất đạo đức tốt” ;  Thay đổi chế định “người tập sự hành nghề luật sư” thành “luật sư tập sự”; cụ thể hóa và mở rộng một số công việc người tập sự hành nghề luật sư được làm; quy định rõ quyền, nghĩa vụ của người tập sự, trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ của tổ  chức hành nghề nhận tập sự, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư với người tập sự.; Bổ sung quyền, nghĩa vụ của luật sư trong việc tham gia bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị, đạo đức nghề nghiệp trong quá trình hành nghề; Quy định  tất cả các đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư phải qua thời gian tập sự hành nghề luật sư và đạt kết quả kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; Làm rõ hình thức, phạm vi hành nghề luật sư nhằm phát triển nghề luật sư chuyên nghiệp, bền vững, đúng pháp luật

– Bổ sung,  làm rõ các khái niệm như khái niệm như dịch vụ pháp lý, dịch vụ pháp lý khác, tập sự hành nghề luật sư, kinh doanh dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật nhằm phát triển thị trường dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, chất lượng cao; người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư mới được cung cấp dịch vụ pháp lý.

– Sửa đổi, làm rõ quy định về dịch vụ pháp lý, hình thức, phạm vi hành nghề luật sư nhằm làm rõ hơn khái niệm, nội hàm “dịch vụ pháp lý” và “hành nghề luật sư”.

 – Sửa đổi nội dung quy định về ngành, nghề đăng ký kinh doanh “Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật, hoạt động hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị tài liệu pháp lý” theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành.

–  Quy định rõ luật sư được lựa chọn 01 trong 03 hình thức hành nghề luật sư đó là “thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư”, “làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, “hành nghề với tư cách cá nhân” để tránh trường hợp một luật sư hành nghề tại nhiều tổ chức, có thể dẫn đến tình trạng một luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho hai bên có quyền lợi ích đối lập nhau, vi phạm quy tắc đạo đức và nghề nghiệp của luật sư ; Phát triển, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi cho tổ chức hành nghề luật  sư; Rà soát, hoàn thiện mô hình thành lập, hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển nghề luật sư và phù hợp với thông lệ quốc tế.  Quy định rõ về số lượng người đại diện đối với từng loại hình tổ chức hành nghề luật sư, bổ sung tư cách pháp nhân của Văn phòng luật sư; cân nhắc sửa đổi điều kiện “02 năm kinh nghiệm” khi thành lập tổ chức hành nghề luật sư; quy định rõ hơn điều kiện về trụ sở tổ chức hành nghề luật sư; Sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự thủ tục, thành phần hồ sơ đềnghị thay đổi, cấp lại, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư. Quy định thời gian, số lần tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư hợp lý để tránh trường hợp tổ chức hoạt động không hiệu quả, tạm ngừng nhiều lần. Nâng cao trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư; Quy định rõ mối quan hệ giữa tổ chức hành nghề luật sư với Đoàn Luật sư, Liên đoàn Luật sư; Rà soát, nghiên cứu bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, cơ quan nhà nước nhằm triển khai đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong đó có thẩm quyền giám sát luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, xử lý và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm; bổ sung quy định liên quan đến thành lập, giải thể tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư; Quy định thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư (nơi giải quyết khiếu nại lần đầu) đối với Quyết định xử lý kỷ luật luật sư. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư ; Bổ sung một số công cụ quản lý nhà nước phù hợp và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý (kiểm soát chất lượng, tiêu chuẩn đầu vào, đầu ra của luật sư; chuẩn hóa quy trình, thủ tục cấp phép cho cá nhân, tổ chức hành nghề; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm; xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về luật sư, kết nối và khai thác hiệu quả các cơ sở dữ liệu quốc gia hiện có …); Nâng kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư thành kỳ thi quốc gia về kết quả tập sự hành nghề luật sư (thành lập Hội đồng thi quốc gia). Bên cạnh các nội dung nêu trên, một số quy định tại các văn bản dưới Luật quy định về thủ tục hành chính, chưa phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; một số quy định chưa phù hợp, thống nhất với quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, hình sự, hành chính do Luật Luật sư được ban hành trước thời điểm các văn bản này được sửa đổi bổ sung,… cần được rà soát, nghiên cứu sửa đổi….